Phong thủy online:

Phong thủy - Bát tự - Chọn ngày | 0932 605 588

Bài mới nhất

Nhân tướng học: Giải phẩu thẩm mỹ tướng mặt tốt hay xấu?

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa: angelina-jolie-pictures[Tướng pháp - Mệnh lý] Trước tiên, phong thủy khai vận chúng tôi cảm ơn đọc giả đã có sự quan tâm và ưu ái loạt bài viết về phong thủy nhà ở, văn phòng, mệnh lý bát tự, cũng như những tư liệu quý chúng tôi sưu tầm, nhằm chuyển tải đến quý vị những tinh hoa, kiến thức căn bản, về các học thuật cổ xưa mà quý vị rất khó khăn chọn lọc trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để ứng dụng vào cuộc sống cho chính bản thân và gia đình nhằm có được cuộc sống tươi đẹp hơn.

Hôm nay, phong thủy khai vận xin giới thiệu đến quý độc giả loạt video clip của GS. (Thái Minh) Trần Quang Quyến đàm luận về tướng pháp rất sâu sắc (ông là học trò chân truyền Tướng pháp Ngô Hùng Diễn, đây là tài liệu quý về tướng pháp), chính bản thân tôi rất tâm đắc về nội dung ông muốn truyền tải đến mọi người. Chủ đề về nhân tướng học (Tướng pháp), theo dự định của tôi thì một năm nữa sẽ bàn luận, vì công trình tôi đang thực hiện: "Sự tương thông của Mệnh lý - Nhân tướng - Phong thủy" chưa hoàn chỉnh, nhằm đưa ra các giải pháp, ứng dụng thực tiễn cuộc sống hiện đại, theo ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu. Tôi thực hiện nghiên cứu này, theo sự chỉ điểm và tâm nguyện của những bậc thầy đã truyền thụ, các thầy thực hiện còn dang dỡ.

Nhân duyên kỳ ngộ, thực tế rằng, không có nhiều người biết tôi có hiểu biết về nhân tướng học, nhưng thời gian gần đây, ai định đi sửa sắc đẹp đều hỏi ý kiến, và cách đây hai ngày, theo lời đề nghị của người bạn trẻ phụ trách chuyên mục của một tờ báo điện tử, tôi hãy viết về chủ đề này. Thật tình là tôi chưa sẵn sàng, dù sao cũng rất cảm ơn mọi người đã tin tưởng. Như mọi khi, tôi vẫn khuyên mọi người là để thay đổi vận mệnh, hay định mệnh, cứ nhớ nằm lòng: "TÂM sinh Tướng", đều này tôi đã chứng nghiệm, trải nghiệm và mang lại hiệu quả cho rất nhiều người. Để đáp lại sự ưu ái của các bạn, cũng như đây là chủ đề mà rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây, vì tôi chưa có bài viết đáp ứng mong mỏi của quý vị, nên xin được giới thiệu đến loạt bài nói chuyện của GS. (Thái Minh) Trần Quang Quyến cho quan điểm của tôi vNhân tướng học, mà tôi sẽ viết trong thời gian sắp tới.

Rất mong quý đọc giả thông cảm vì quỹ thời gian của tôi hạn hẹp, không thể có nhiều bài viết thú vị, gần gũi, dễ ứng dụng trong cuộc sống để hầu chuyện cùng quý đọc giả trong thời gian vừa qua.

Tướng pháp phần 1: Giới thiệu tướng pháp căn bản

Tướng pháp phần 2: Cách nghiên cứu và giải phẩu thẩm mỹ



Thân ái

Phong thủy kinh thành Huế với tổng công trình sư Vua Gia Long

[Xem phong thủy] Sau ngày lên ngôi, vua Gia Long đích thân nghiên cứu tìm hướng tốtcuộc đất thuận tiện xây dựng kinh thành Huế với đề án di dời 8 ngôi làng để lấy mặt bằng thực hiện…

Đáp ứng lòng người trước khi định đô

Dân cư của 8 làng phải di dời đi nơi khác gồm: Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, Thế Lại, An Bửu, trong đó đất làng Phú Xuân hầu hết đều nằm gọn trong phạm vi kinh thành sẽ xây. Vì thế, vua Gia Long đã cấp 30 mẫu ruộng, 3 khoảng đất để dựng nhà và 1000 quan để giúp dân Phú Xuân – 7 làng còn lại theo tài liệu của Tả tham tri Bộ binh Võ Liêm mỗi nhà “được cấp 3 lạng và mỗi ngôi mộ dời đi được cấp 2 lạng”. Nhà vua nghĩ rằng việc đền bù nhà cửa, ruộng vườn cần phải chu đáo, giữ yên lòng dân để bắt tay xây dựng trên tổng diện tích 520ha và chu vi 9.889m. Huỳnh Đình Kết nhận định đây là đợt giải tỏa lớn, triệt để và khẩn trương, tiến hành trong vòng 2 năm, riêng phần mộ vắng chủ quy tập về nghĩa trang Ba Đòn có đến 10.000 ngôi.

Ngọ môn Huế

Di dời xong, Gia Long chọn ngày tốt vào tháng tư âm lịch, nhầm 9.5.1804 dương lịch để bắt tay xây dựng vòng trong thành (vòng trong của Đại Nội) với tổng chu vi 4 cạnh là 307 trượng, 3 thước 4 tấc (1.229m), thành bằng gạch cao 9 thước 2 tấc (3m68) và dày 1 thước 8 tấc (0m72) – theo Võ Liêm. Sau đó, công việc tiếp tục qua nhiều giai đoạn, song nhìn toàn cục kinh thành Huế quay mặt về hướng Đông nam (Tốn) thay vì hướng chính Nam như các vua chúa thường chọn theo thuật phong thủy để xây cung điện của mình. Vì sao vua Gia Long lại quyết định chọn hướng như thế? Nguyễn Đăng Khoa đề cập đến trong Kỷ yếu Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, số 7 1991 rằng, những công trình kiến trúc của kinh thành Huế được tiến hành theo một hệ thống các quy tắc hết sức nghiêm ngặt của các hình thế núi sông, long mạch “mặt bằng và độ cao thấp của địa hình được người xưa quan niệm đó là văn của đất, có cao, thấp, là có sông, suối, đầm, núi, tạo ra những nhịp điệu riêng của từng vùng – những nhịp điệu lớn chung của nhiều vùng nhỏ tạo ra những đại cuộc đất”. Cụ thể hơn, Trần Đức Anh Sơn qua tài liệu về tư tưởng quy hoạch kinh thành Huế thời Gia Long giới thiệu trên tập Cố đô Huế xưa và nay do Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên – Huế và NXB Thuận Hóa ấn hành 2005, đã cho biết nội dung cuộc trao đổi với một người trong hoàng tộc uyên thâm về dịch học, lý số, phong thủy là học giả Vĩnh Cao theo 4 ý chính, nguyên văn:
  1. Kinh đô, theo quan niệm phong thủy ngày xưa đều hướng về Nam nhưng ngay tại vùng Thừa Thiên, mạch núi Trường Sơn, đặc biệt là quần sơn kề cận kinh đô cho đến dãy Bạch Mã đều chạy theo hướng Tây bắcĐông nam. Dựa vào thế đất ấy, kinh thành nhìn về hướng Đông Nam là tốt nhất.
  2. Theo thuật phong thủy thì bất cứ một ngôi nhà hay cung điện gì thì ở phía trước gọi là chu tước (chim sẻ đỏ) thuộc hướng Nam, hành hỏa. Phía trái (từ ngoài nhìn vào) gọi là bạch hổ (hổ trắng) thuộc hướng Tây, hành kim. Phía phải gọi là thanh long (rồng xanh) thuộc hướng Đông, hành mộc. Phía sau gọi là huyền vũ (rùa đen) thuộc hướng Bắc, hành thủy. Đặt kinh thành dựa theo hướng thiên nhiên, dùng ngũ hành mà sinh khắc chế hóa để sửa đổi, tạo thế quân bình, rồi dùng ngũ hành mà tạo lục thân để đoán vị và quy hoạch, bố tri cung điện.
  3. Phong thủy cũng quan niệm rằng: phía Tây thuộc về chủ; phía Đông thuộc về thê thiếp, bạn bè ti bộc, vật giá, châu báu, kho đụn, vật loại… tức là những thứ mà chủ sai khiến, sử dụng; phía sau thuộc về tử tôn, môn sinh, trung thần, lương tướng. Từ đó, việc bố trí các cung điện, dinh thự… trong Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành cũng dựa vào nguyên tắc này mà phân bổ chức năng.
  4. Kinh thành Huế xây dựng ở vùng đất có nước phủ bốn bề, theo phong thủy là nơi tụ thủy, đất phát tài. Nhưng phía Tây kinh thành lại có khí núi xung sát, sông Hương uốn khúc vì thế hành kim rất vượng. Điều này sẽ có hại cho phía Đông, chủ hành mộc (kim khắc mộc). Mộc yếu sẽ dẫn đến sự hạn chế về của cải, dân chúng, thương mại…, kim động sẽ gây hại cho dương trạch nên dễ sinh tật bệnh, tổn hại gia đạo. Vì thế phải xây chúa miếu ở phía Tây để trấn. Đó là lý do ra đời Văn Miếu, chùa Thiên Mụ ở phía Tây kinh thành Huế.
Sơ đồ kinh thành Huế

Vận dụng dịch lýthuật phong thủy bên bờ sông Hương

Bốn điều do học giả Vĩnh Cao lưu ý trên đây, theo nhận định của Trần Đức Anh Sơn đều xuất phát từ sự vận dụng dịch lýthuật phong thủy vào địa hình cụ thể của Huế. Trước hết, hướng của kinh thành Huế quay mặt về Đông nam là do địa hình chi phối, vì nếu quay về hướng chính Nam như thường thấy Huế sẽlập với con sông Hương chảy theo hướng Tây namĐông bắc, ngang qua kinh thành một góc ước khoảng 45 độ, các yếu tố phong thủy như Minh đường, Thanh long, Bạch hổ… sẽ không còn giá trị. Trong khi đó, quay mặt về hướng Đông nam, kinh thành Huế sẽ có con sông Hương làm yếu tố Minh đường và hưởng được tính chất tốt của hai hòn đảo nhỏ tức Cồn Hến và Dã Viên. Thật vậy, theo GS. Nguyễn Thiệu Lâu, đảo Thanh Long và đảo Bạch Hổ cùng quay đầu về kinh thành để các luồng âm và dương thổi qua bảo vệ”.

Nói rõ hơn, Nguyễn Đăng Khoa qua tài liệu đã dẫn, nhận xét: “Sông Hương theo cách nhìn địa lý cổ, là một dòng sông chảy ngược từ phía Nam lên phía Bắc. Theo quan niệm trong Kinh dịch thì gốc của thủy phải ở phía Bắc và chảy về Nam (khởi từ Khảm và tụ về Ly). Tất nhiên, ở Huế, dòng chảy của sông Hương do địa hình quy định, phía Nam sông Hương là vùng đồi núi cao, hợp lưu của hai nhánh sông Tả và Hữu trạch. Hai dòng nước này hợp lại ở thượng nguồn sông Hương, giữa 3 khu núi cao là Kim Phụng, Thiên Thọ và núi Vưng. Nhìn rộng ra thì cả khu vực đồi núi này bắt nguồn từ Trường Sơn, tạt ngang ra biển, tạo nên một đại cuộc đất là Hoành Long.

Dòng sông Hương trong lặng tỏa rộng về phía Bắc ra cảng Thuận An. Dòng nước uốn lượn nhiều lần qua đồi Vọng Cảnh, chảy về phía Nguyệt Biều, rồi lật trở lại chảy qua mặt thành. Theo sách Địa đạo diễn ca của Tả Ao thì long mạch uốn lượn gấp khúc càng nhiều thì càng chứng tỏ đất có nhiểu sinh khí. Mặt đất nhược dần về phía kinh thành tạo ra một vài thế đất kết tụ gọi là Thủy Hử (phần đất được sông đổi hướng chảy ôm lấy tạo thành).

Những loại mạch sơn cước như vậy khi xuống thấp thấy hiền hòa hơn, chính là nơi tạo ra những huyệt địa kết phát. Vua Gia Long đã chọn được khu vực tốt cho việc xây thành, lập kinh đô. Thành có án, có tả thanh long, hữu bạch hổ triều củng, có “thủy đáo điện tiền” và đoạn sông trước thành đồng thời đóng vai trò minh đường cho thành”.

Bờ thành kinh thành Huế

Dãy súng đại bác trước Ngọ môn

Đến đây, thiết tưởng chúng ta cần tham khảo thêm tài liệu của một học giả uy tín người Pháp qua cuốn Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L.Cadiere, bản dịch của Đỗ Trinh Huệ, tài liệu này đưa ra giả thuyết vua Gia Long “khi bắt đầu xây dựng Hoàng thànhTử cấm thành ngày 9.5.1804, ngày “Kỷ Vị” thì vào ngày 1.5.1803, ngày “Ất Vị”, ông ta đã phân định La thành, ngày “Quý Vị” 28.5.1805, nhà vua cho dựng lên thành lũy, ban đầu bằng đất rồi dần dần bằng gạch. Bằng những việc làm trên, có lẽ Gia Long đã hết sức củng cố thêm những phòng thủ ma thuật thiên nhiên mà tiên chúa Ngãi Vương đã dùng tới…Các cung điện của kinh thành đều có ghi rõ ràng các can chi, ngày khởi công xây dựng. Các bảng ghi ngày tháng xây dựng đều có ghi ngày tốt giờ tốt.

Hẳn rằng, Gia Long khi cho xây dựng đều cho tuân thủ các tập tục này: họ chọn ngày tốt và ngày hôm đó họ cũng thực hiện một thao tác quan trọng bậc nhất, đó là việc thượng lương. Trước hôm đó, họ cho chuẩn bị kỹ lưỡng: ban đất, chuẩn bị nền móng, trụ cột, bào đẽo các cột kèo…. Cũng như ở Tây phương, người ta tổ chức long trọng lễ đặt viên đá đầu tiên, nhưng ngày hôm đó không chính xác là ngày khởi công. Vì thế nên hiểu ý nghĩa của ngày tháng được nêu trong văn bản về các việc xây dựng kinh thành Huế”. Công trình kiến trúc kinh thành được tiếp tục vào thời vua Minh Mạng ra sao?

S.T Nhà tư vấn phong thủy

Phong thủy căn bản để chọn nhà ở và văn phòng

Hình ảnh giàu có, hạnh phúc, hưng vượng[Xem phong thủy] Hôm nay phong thủy khai vận giới thiệu đến bạn đọc bài viết "Phong thủy căn bản để chọn nhà ở và văn phòng" theo kiến thức phong thủy hình thế, phong thủy loan đầu. Đây là chủ đề mà rất nhiều bạn đọc đã thắc mắc, vì tham khảo quá nhiều tư liệu, công thêm thiếu nền tảng căn bản, nên không biết cách chọn nhà ở và văn phòng theo phong thủy.

Như các bạn đã biết trong các bài viết trước, môi trường xung quanh có tác động lớn đến cuộc sống, hạnh phúc và thịnh vượng của bạn và gia đình. Vì thế, việc chọn nhà ở hay văn phòng hợp phong thủy trước tiên phải xem xét theo góc độ phong thủy hình thế, phong thủy loan đầu, nói nôm na là phải xét đến không gian, môi trường xung quanh nơi bạn đang lựa chọn.

Ngoài việc xem xét về giá cả, vị trí, diện tích, điều kiện đường xá, tiện nghi trong và ngoài, một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua, đó là phong thủy bên ngoài của ngôi nhà đó tốt hay xấu.

1. Lịch sử của ngôi nhà 

Chọn mua một ngôi nhà mới là lựa chọn tốt nhất. Nếu mua lại, người bán nhà vừa mới được thăng chức, trúng xổ số, và chuyển đến một ngôi nhà mới khang trang hơn là rất may mắn, tốt về phong thủy và tạo ra những năng lượng tích cực.

Nhà được bán từ một người mới ly hôn, bị tịch thu nhà, hay mắc một loại bệnh nguy hiểm thực sự không tốt. Mua một ngôi nhà như thế, có nghĩa là bạn đã mua những rắc rối vào mình. Có thể, những yếu tố về địa hình hay thế đất đã tạo nên khó khăn cho gia chủ. 

2. Thế đất và hình dáng của khu đất 

Ngôi nhà nằm bên cạnh một ngọn đồi quá lớn, tòa nhà quá lớn là không tốt trong phong thủy, nhưng nếu ngọn đồi, hay tòa nhà cao tầng ở đằng sau ngôi nhà thì lại rất tốt. 

Hình dáng đẹp nhất của khu đất là hình vuông, hình chữ nhật. Đằng sau rộng hơn và cao hơn đằng trước là điều tốt lành. Ngược lại, đằng sau hẹp hơn, thấp hơn, sẽ tạo ra sự mất mát, khó khăn, nhưng nếu có điều kiện bạn cũng có thể điều chỉnh, chỉnh sửa hình dáng miếng đất.

3. Phía đối diện ngôi nhà 

Ngôi nhà đối diện với mảnh đất mở về phía trước rất tốt (Minh đường, sân trời), có ý nghĩa mở ra một tương lai tươi sáng. Ngược lại, nếu căn nhà bị choáng ngợp bởi cây cối cũng không tốt. Nếu có cây lớn trước nhà, hay cây bụi sát nhà, theo phong thủy, nghĩa là, chặn mọi cơ hội tốt đẹp đến với gia chủ. Bạn có thể di dời những cây này tới trồng ở vị trí khác. 

4. Bên trái, bên phải nhà 

Hãy để ý xem có ngôi nhà nào bên cạnh mái nhọn, có một góc nhọn chĩa về nhà bạn không, nếu có thì không nên mua. Nếu ngôi nhà, hoặc mảnh đất bên trái cao hơn thì rất tốt, vì nó đang khai thác năng lượng của Thanh Long, che chở, và mảnh đất bên phải cao hơn tương đương với bên trái thì rất tốt, sự che chở bảo vệ cho mảnh đất hoàn hảo.

5. Hướng tiếp cận và các ngõ cụt 

Nếu đường đi đâm thẳng vào nhà, hay đường lái xe thẳng, dài, đâm thẳng vào nhà thông thường là điều rất tối kỵ (nhưng bạn vẫn có thể hóa giải được, hoặc đôi khi việc xung này làm cho thêm hưng vượng?). Đặc biệt, bạn nên lưu ý trường hợp nhà có hai con đường song song, một phía trước, và một phía sau thì không thể hóa giải được (hai đường thẳng song song tán khí).

Ngõ cụt, theo mọi người cảm nhận sống ở đây rất yên tĩnh nhưng dưới góc độ phong thủy khi sống phía cuối ngõ thì hoàn toàn không có lợi.

Phong thủy Phú Xuân, vùng đất xưng vương

[Xem phong thủy] Một trong các nguyên do mang đậm yếu tố phong thủy trong việc thiết lập thủ phủ Phú Xuân là sự hiện diện của núi Ngự Bình với vai trò “tiền án” nhằm che chắn bảo vệ mặt trước cho vùng đất xưng vương này…

Ngự Bình và những ngọn núi của hoàng gia

Sau 52 năm tồn tại, Kim Long chấm dứt vai trò thủ phủ của mình vào 1687 dưới thời chúa Nguyễn Phước Thái. Sự kiện trên được một số tác gia thời trước như Bảng trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm – người đã gắn bó suốt đời với các chúa Nguyễn ở Đàng Trong – ghi nhận trong Nam triều công nghiệp diễn chí: “lệnh lấy phủ cũ (Kim Long) làm nơi thờ phụng tiên vương, chọn đất làm phủ mới ở đầu nguồn sông cách phủ cũ hơn năm trăm trượng, lấy núi Ban Sơn (tức núi Ngự Bình) làm án, lại đắp đê ở cánh phải để ngăn nước lũ xói bờ.

Thế là quân lính, dân phu, thợ giỏi vâng lệnh hưng công xây dựng cung phủ mới” (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch và chú thích). Cung phủ mới cũng nằm bên tả ngạn sông Hương và chỉ cách Kim Long khoảng hơn 4 cây số về hướng đông nam, ở đó có núi Ngự Bình cao chỉ độ 104m, song có vị trí hết sức đặc biệt vì nổi vọt lên giữa quãng đất bằng như bức bình phong được chọn làm tiền án để đào hào, đắp tường, xây dựng cung điện trên vùng đất Phú Xuân.

Hình núi Ngự Bình vẽ trong Ngự đề danh thắng đồ hội thi tập (vua Thiệu Trị)

Đặc điểm của địa cuộc Phú Xuân được Lê Quý Đôn mô tả “rộng khoảng hơn 10 dặm với thế đất bằng phẳng như lòng bàn tay, chính dinh được xây ở giữa, bốn bên đều thấp hơn, tức là xây ở chỗ nổi bật giữa đất bằng, ở vị trí Càn (tây bắc) trông về hướng Tốn (đông nam) dựa ngang sống đất, mặt chính của dinh trông xuống bến sông, đằng trước là quần sơn chầu về la liệt” (Phủ biên tạp lục).

Vua Thiệu Trị trong một bài thơ cũng viết về núi Ngự Bình với địa thế “quần phong triều củng”(non núi chầu về): “Xuất bình địa chi giao cao khởi, quần phong triều củng. Tráng thùy thiên chi thế đoan lâm, dương khuyết thiên bình”, đại ý: giữa đất bằng nổi lên một ngọn cao để các dãy núi từ xa trùng trùng hướng tới chầu về, là nơi tạo bức bình phong ngang trời.

Vậy trong dãy “quần sơn” và “quần phong triều củng” mà vua Thiệu Trị và Lê Quý Đôn nhắc đến có thể kể tên những ngọn núi ấn tượng mà Quốc sử quán triều Nguyễn đã ghi lại như ngọn Ngọc Trản (tức Hòn Chén): “Ở cách huyện Hương Trà 11 dặm về phía nam, có tên nữa là núi Hương Uyển. Mạch núi do các núi ở phía tây bắc trùng trùng điệp điệp, như rồng đi hổ phục, chạy dài chênh chếch về phía nam, đến phía tây sông Hương thì dừng lại, nổi vọt lên một ngọn vừa tròn vừa đẹp như hình cái chén, nên gọi tên ấy. Sườn núi có đền thiêng. Chân núi kề vực sông, nước rất trong ngọt, người ta phải gọi là nước Ngọc Trản, thường lấy dâng ngự dụng”. Về thế phong thủy của Ngọc Trản, một số nhà nghiên cứu cho đó chỉ là “thế nổi” của sơn mạch.

Còn “thế chìm” lại luồn qua dưới đáy nước sông Hương (để dòng nước chảy bên trên) rồi lại tiếp tục “trồi lên bờ” ở phía nam, chạy về hướng Nam Giao đến đồng bằng Phước Quả mới đột ngột nhô cao thành núi Ngự Bình.

Các núi khác có thể kể thêm gồm: Núi Thụ (vua Gia Long đổi tên là Thiên Thụ) nằm phía nam huyện Hương Trà, có đền thờ thần núi, hai bên tả hữu có núi Thanh và núi Bạch, với 34 ngọn núi khác bao quanh chầu về, như núi Diên, núi Bính, núi An, núi Hưng, núi Hòa, núi Xuân, núi Hoa, núi Hương, núi Bão, núi Cẩm, núi Quý, núi Đoài, núi Bút: “Lại có núi Đại Tượng, núi Ất, núi Thạch Bàn, núi Ngọc Đường, núi Thịnh, núi Kim, núi Lẫm và núi Thành. Những tên núi được phong từ đời vua Gia Long đều là đất lăng tẩm, trọng địa, ngàn ngọn muôn khe chầu về bao bọc, hai ngành Tả trạch và Hữu trạch nước chảy vòng quanh, cao lớn vững vàng, thật là phúc địa, chung đúc khí tinh anh vậy…” (Đại Nam nhất thống chí – Phạm Trọng Điềm dịch, Đào Duy Anh hiệu đính).

Đình làng Phú Xuân được giữ lại trong kinh thành Phú Xuân – di tích lịch sử quốc gia

Có nhà nghiên cứu cho rằng, trong loạt núi trên có riêng núi Ngự Bình là tiền án của Phú Xuân, ngoài công dụng che chắn uế khí còn có tác dụng lưu giữ gió tốt, nguồn khí tốt cho vùng đất trên (tàng cát phong).

Để giải thích nội dung liên quan đến “khí” trong thuật địa lý phong thủy thiết tưởng cần nêu ra đây một số phân tích của dịch giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Tôn Nhan trong công trình biên soạn Bách khoa thư văn hóa cổ điển Trung Quốc (NXB Văn hóa thông tin 2002), như sau: “Phép coi phong thủy, hơn hết là đắc thủy, kế đó là giữ gió. Như thế có thể biết trong thuật coi đất thời cổ có hai yếu tố lớn. Trọng tâm của nó là sự tiến hành tuyển chọn và xử lý đối với nơi cư trú của loài người (…) chia ra hai loại là Dương trạch (nhà ở khi sống) và Âm trạch (nhà ở khi chết). Nghiên cứu phong thủy, từ cơ bản là để đáp ứng nhu cầu tìm tốt tránh xấu của loài người. Một khi nhu cầu ấy tồn tại là quan niệm về phong thủy còn tồn tại. Trong phạm vi liên quan đến Địa lý phong thủy, chúng tôi chỉ giải thích một số khái niệm căn bản như Khí là khái niệm thường được nhắc đến và được nhấn mạnh. Trong đông y và khí công, khí được hiểu như một dạng năng lực lưu thông trong cơ thể theo 12 kinh và 8 mạch. Nếu dòng khí này luân lưu điều hòa thông suốt thì cơ thể khỏe mạnh. Trái lại, có nghĩa là dòng khí trong cơ thể bị bế tắc hay thiếu hụt. Trong môn địa lý, nguồn năng lượng nằm trong lòng đất (địa khí) được đặc biệt khai thác bằng một số kỹ thuật nhằm tập trung hay điều hòa dòng khí lưu chảy trong lòng đất kết vào căn nhà (hoặc công trình kiến trúc, kinh thành, thủ phủ) nhằm đem lại cuộc sống hài hòa may mắn cho chủ nhân. Ngày nay, với sự tiến bộ của ngành vật lý lượng tử và nhiều ngành khoa học khác, khái niệm về vật chất và năng lượng được xem như một dạng của sự chuyển hóa. Vật chất chuyển hóa thành năng lượng và năng lượng chuyển hóa thành vật chất. Mọi vật thể trong vũ trụ đều tương quan tương tác mật thiết với nhau. Môn địa lý đã vận dụng những điều này trong việc tạo nên một lý luận về kiến trúc xây dựng”.

Chúng tôi hy vọng nội dung trên phần nào có thể gợi mở tìm hiểu thêm về thuật phong thủy trong việc định thủ phủ, định đô đề cập đến trong loạt bài này. Bây giờ xin trở lại với những ghi chép sát sườn về núi Ngự Bình và đất Phú Xuân…

Những dấu ấn lịch sử

Nhà văn, học giả Phạm Quỳnh trong một bút ký về Huế đăng trên tạp chí Nam Phong, số 10 tháng 4.1918, đã viết: “Thường cẩn đọc trong sách Đại nam nhất thống chí, thiên Kinh sư, có tả địa thế cùng lược lịch sử nơi kinh thành Huế (đất Phú Xuân xưa) như sau: “Chốn Kinh sư gồm cả núi bể trong nước mà ở vào giữa khoảng Bắc Nam, khí hậu hòa bình, sơn thủy kỳ tú. Đường bể thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền làm hiểm, đường lục bể thì có ải Quảng Bình, ải Hải Vân làm trở. Sông nhớn bao mặt trước, núi cao chắn mặt sau. Ba nguồn Bồ Trạch bọc bên tả bên hữu. Đầm Tam Giang, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung làm then làm chốt. Thực là một nơi hổ chồm rồng cuốn, địa thắng hình cường; đất hiểm yếu của giời đất, làm thượng đô cho đế vương”. 

Tôi tin những nơi sơn thủy kỳ tú có ảnh hưởng đến vận mệnh một nước. Người ta đối với cái ngoại cảnh không phải là không có quan hệ. Người đồng bằng biệt ra tính cách đất đồng bằng, người rừng núi biệt ra tính cách nơi rừng núi; thói ăn cách ở, đường sinh kế, lối tư tưởng, không gì là không tùy theo cái ngoại cảnh mà khác nhau. Huống chi là những bậc đế vương mở đất dựng nước, những nơi sông núi xinh đẹp lại không có quan hệ với cái lòng hoài bão nhớn nhao hay sao? Đã có sông Hương lại có núi Ngự nữa, cái cảnh mới thực là toàn xinh”.

Hình ảnh “Ngự Bình” đúc nổi trên Cửu Đỉnh

Từ cuộc đất “đại cát”, Phú Xuân trở thành nơi xưng vương và chuyển mình phát triển thành kinh đô của nước Việt Nam thống nhất (Huế) với 3 sự kiện lớn trong lịch sử sau đây:

1. Phú Xuân là nơi chúa Nguyễn Phước Khoát xưng vương (Võ Vương) năm Giáp tý (1744) lập chế độ và định triều nghi, chính thức tạo riêng một cõi Đàng Trong độc lập với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Đây là thời kỳ hoàn thành cuộc Nam tiến của dân tộc.

2. Phú Xuân là nơi vua Quang Trung lập đền tế lễ để lên ngôi hoàng đế tại địa điểm được nêu rõ trong cuốn Địa danh du lịch Việt Nam do Nguyễn Thị Thu Hiền biên soạn, NXB Từ điển bách khoa 2007: “Núi Bân là một ngọn đồi trọc, cấu tạo bằng sa phiến thạch, có độ cao 41m, diện tích 80.000m2, nằm ở thôn Tứ Tây, xã Thủy An, thành phố Huế, cách núi Ngự Bình 620m về phía tây, cách thành phố Phú Xuân thời Tây Sơn hơn 3km về phía Nam. Đàn tế trời của Quang Trung – Nguyễn Huệ được xây dựng thành ba tầng đồng tâm tạo thành 3 khối núi nón cụt chồng lên theo chiều cao. Hơn 200 năm đã trôi qua, với bao lần mưa san, gió tạt, mặt núi đã bị xói mòn nhiều, nhưng hiện nay vẫn còn thấy rõ được 3 tầng nền của đàn tế”. Tài liệu trên còn cho biết các tầng nối với nhau bằng bốn con đường dốc thoai thoải để lên xuống và xưa kia hàng vạn binh sĩ cùng nhiều voi ngựa và đại pháo có thể tập trung ở đây trước giờ ra trận.

3. Phú Xuân là nơi vua Gia Long làm lễ tế trời đất và lên ngôi năm 1802, đổi Thăng Long làm Bắc thành và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Dấu ấn mạnh nhất trong lịch sử kiến trúc Việt Nam ở đây là vua Gia Long đã khởi công xây dựng kinh thành Huế trên vùng đất Phú Xuân bằng sự kết hợp các yếu tố phong thủy có sẵn trong thiên nhiên với nghệ thuật kiến trúc do con người thực hiện để tạo nên những giá trị văn hóa tuyệt vời.

Chiều trên sông Hương

Đất Phú Xuân ngoài núi Ngự, còn có sông Hương được chọn làm “minh đường” của Phú Xuân – Huế. Mà theo cụ Tả Ao, minh đường phải trũng và đáng yêu như bàn tay để ngửa, cho nước chảy vào và thành nơi “chứa ngọc” (tích thủy vị chi tích ngọc). Sông Hương minh đường ấy hòa hợp với núi Ngự tạo nên “bốn mùa trân quý, ngọc ngà” (tứ thời sơn thủy, tứ thời trân), đã âm vang vào tâm thức của người dân xứ Huế: Đi mô cũng nhớ quê mình – Hương giang gió mát, Ngự Bình trăng thanh, cũng như tồn tại trong hồn thơ vang bóng của Bùi – đại – ca thi sĩ:“Dạ thưa xứ Huế bây giờ – Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”…

Xem phong thủy đất Kim Long cát tường của chúa Nguyễn

Ảnh Gia Tiên - Một Thế Giới
[Xem phong thủy] Là một cuộc đất cát tường về mặt phong thủy, Kim Long được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của Đàng Trong suốt nửa thế kỷ. Là một cuộc đất “sơn thủy hữu tình”, Kim Long còn nổi tiếng có nhiều mỹ nhân, mà đến nay hãy còn để lại câu ca: “Kim Long có gái mỹ miều – Trẫm thương trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi”…50.


Quốc sử quán triều Nguyễn chép: vào năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan (tức chúa Thượng) thấy đất Kim Long là nơi “có địa hình tốt đẹp” nên đã dời dinh đến đó và Kim Long trở thành thủ phủ đầu tiên đóng bên bờ tả ngạn sông Hương. Nhìn qua bên kia hữu ngạn thấy đồi Long Thọ hiện lên với thế núi đặc thù “khóa giữ thượng lưu sông Hương và được các nhà địa lý gọi là kiểu đồi “thiên quan địa trục” – nghĩa là trổ cửa lên trời và là trục xoay của các vùng đất (Đại Nam nhất thống chí).

Địa thế phong thủy ấy cũng được học giả Cadière ghi nhận khi ông đứng từ kinh thành Huế nhìn xa xa tới đường chân trời phía nguồn sông Hương thấy những ngọn đồi và đỉnh núi dãy này nối tiếp dãy kia trùng điệp vắt ngang tầm mắt, màu sắc thay đổi theo từng ngày nắng, ngày mưa, khi thì nâu nhạt, lúc xanh thẫm, tựa hồ bức tranh bốn mùa sinh động.

Giữa bức tranh cẩm tú mênh mang ấy là một con sông chạy đến gần đất Huế, trải mình ra giữa hai ngọn đồi: “một bên là ngọn đồi Thiên Mụ (Hà Khê) với tháp Phước Duyên, bảy tầng ngất ngưỡng như chọc thủng trời xanh để đưa xuống những nguồn phúc lộc, và bên kia hữu ngạn là mô đất Long Thọ – trường sinh bất tử. Mô đất này cũng có những đặc tính nhiệm màu kỳ lạ mà sau này các thầy địa lý của triều đình Việt Nam cũng công nhận. Vì nó án ngữ nguồn chảy của sông Hương, tưởng như nó đang gối đầu lên dòng nước và nghiêng nghiêng đối diện với đồi Thiên Mụ tạo thành một thế phong thủy gọi là cánh cửa thông thiêntrục xe địa phủ” (Đỗ Trinh Huệ dịch).

Ảnh tư liệu sơ đồ phủ Kim Long - Một thế giới
Sơ đồ thủ phủ Kim Long, Huế

Như vậy, đồi Long Thọ (hữu ngạn) cùng đồi Hà Khê (tả ngạn) nhô lên khỏi đất bằng để ôm lấy dòng nước sông Hương đang êm đềm đổ xuống, tạo nên cảnh trí thơ mộng cho các vùng đất hai bờ, trong đó có Kim Long. Xét sách địa lý gia truyền của cụ Tả Ao, thì: có núi mà không có nước sẽ thành cảnh “cô sơn” – ngược lại có nước mà không có núi sẽ thành “cô thủy” (Hữu sơn vô thủy, vị chi cô sơn – Hữu thủy vô sơn, vị chi cô thủy).

Tốt nhất vừa có núi vừa có sông nước liền nhau để núi nghênh thủy (sơn cố thủy) và thủy in bóng núi (thủy cố sơn) mới thật là đất tốt (dung kết chi địa dã). Vậy Kim Long có đủ yếu tố “sơn thủy” như cụ Tả Ao nêu. Mà thủy ở đây với thế “tĩnh” và “tụ” nên sinh ra người trong vùng thanh lịch, giàu có (thủy tĩnh nhân tú - thủy tụ nhân phú) khác với chỗ nước xoáy xô bồ ào ạt, hoặc nước chảy rì rào như tiếng khóc tỉ tê suốt ngày sẽ sinh ra kẻ bần tiện, đói nghèo (thủy trọc nhân mê – thủy khứ nhân bần).

Thật vậy, cuộc đất Kim Long từ khi trở thành thủ phủ. Sau này, khi thủ phủ dời về Phú Xuân (cũng nằm bên tả ngạn sông Hương), Kim Long vẫn để lại các tên đất gợi nhớ thời lập phủ như: Thượng Dinh, Trung Dinh, Hạ Dinh, Cồn Kho, Mô Súng, vườn Nghênh Hôn … Và vua Thành Thái đã đến đó góp một trang “tình sử”.

Mối tình của vua Thành Thái.

Vua Thành Thái là một ông vua yêu nước bị thực dân Pháp quản thúc ở Vũng Tàu (từ 1907), đày sang đảo Réunion 31 năm (từ 1916 – 1947). Ngày còn tại vị, vào những năm 1889-1907, nhà vua rất gần gũi dân chúng, hay cải dạng thành thường dân để rời hoàng cung ra ngoài thành.

Có lần dạo qua vùng Kim Long, vua bước xuống bến sông gọi đò về, chợt thấy cô lái đò là một cô gái má hồng như màu cánh sen, dáng bộ tha thướt dẫu ở chốn bình dân mà xem có bề quý phái, ngay lập tức “tiếng sét” vô thanh đã đánh trúng trái tim của hoàng đế. Rồi trong bộ dạng của một “thanh niên bình thường”, vua Thành Thái đến bên thiếu nữ hỏi: “O kia, có ưng làm quý phi không?”.

Sau giây phút thẹn thùng và ngỡ ngàng trước câu hỏi lạ, cô bỗng mạnh dạn trả lời : “Ưng !” (đồng ý). Cô ngỡ trả lời bâng quơ như thế cho có, cho xong, ai ngờ chàng “thanh niên” liền đến đầu mũi thuyền giành lấy mái chèo nói: “Hãy để trẫm chèo đưa quý phi đi”. Rồi vua chèo đò xuôi dòng nước đến đậu trước Phu Văn Lâu, lên bến Nghinh Lương, đưa cô vào hoàng cung, đến vườn thượng uyển, khiến cô bàng hoàng như đang “mộng dưới hoa”…

Vua Thanh Thai - Ảnh tư liệu_Một Thế Giới
Chân dung vua Thành Thái

Cạnh đó những cuộc tình dân gian ở Kim Long cũng đã đi vào ca dao với bao lời da diết:“Nước đầu cầu khúc sâu khúc cạn. Chèo qua Ngọc Trản đến vạn Kim Long. Sương sa gió thổi lạnh lùng. Sóng xao trăng lặn, chạnh lòng nhớ thương”. Hoặc: “Kim Luông dãy dọc tòa ngang. Em chèo một chiếc thuyền nan về Sình. Đôi lứa mình lỡ hẹn ba sinh. Có mần răng đi nữa cũng hãy trọn tình với nhau”. Mấy tiếng “dãy dọc tòa ngang” nhắc nhớ đến vùng đất xưa lúc Kim Long là thủ phủ của chúa Nguyễn.

Alexandre De Rhodes với thủ phủ Kim Long.

Địa thế phong thủy cùng tài năng chúa Nguyễn đã đưa Kim Long thành trung tâm hành chính, quân sự của đất Nam Hà một thời. Để tìm hiểu điều ấy, thiết tưởng chúng ta hãy xem qua những ghi chép khách quan của người châu Âu đương thời từng đến đó. Chúng tôi muốn nhắc đến học giả, nhà truyền giáo dòng tên (Jésuite): Alexandre de Rhodes – đã có mặt tại Kim Long khoảng những năm 1640 – 1645 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan.

Ông là tác giả cuốn Từ điển Việt – Bồ – La, biên soạn sau ngày đến Kim Long, chứa đựng nhiều sắc thái văn hóa của người Việt thế kỷ 17. Chính ở Kim Long, Alexandre de Rhodes yết kiến chúa Nguyễn Phúc Lan và tận mắt nhìn thấy sinh hoạt trong phủ chúa cũng như ngoài dân chúng và kể lại trong một cuốn sách xuất bản tại châu Âu.

Trong tác phẩm đó, ông mô tả quang cảnh Kim Long như một “thành phố lớn” (cette grande ville) với đông đúc dân cư, nhà cửa, phố xá, chợ búa, bến nước và buổi lễ đón tiếp những người Tây Ban Nha, những nữ tu và ông vào buổi chiều tháng 2.1645 bên bờ sông Hương: “Chúa Thượng (Nguyễn Phúc Lan) và phu nhân trong trang phục quý phái, lộng lẫy cùng đông đảo các vị quan lớn trong phủ Kim Long có mặt tại buổi đón tiếp.

Có ngót 4000 lính chia làm 4 đội sắp hàng chỉnh tề, khéo léo, không che khuất chỗ chúa Thượng và phu nhân đang đứng. Những đội cận vệ đứng sát để bảo vệ chúa, ai nấy đều cầm trong tay một thanh đao có gắn chuôi bằng bạc và mặc áo bằng nhung màu tím có thắt đai vàng ngang bụng, đứng nghiêm chỉnh và im phăng phắc. Khi đoàn Tây Ban Nha đến, chúa cho phép hết thảy binh lính của mình ngồi xuống đất, xếp bằng lại để buổi lễ bắt đầu. Chúa sai mang đến cho mỗi người một phần trà đựng trên các khay sơn son thếp vàng bóng loáng”.

Chúa Thượng cũng mời Alexandre de Rhodes và những người trong đoàn bữa tiệc theo cung cách cung đình với rất nhiều món ăn sang trọng. Yến tiệc được bày ra với các vũ nữ Kim Long vây quanh biểu diễn các điệu múa điêu luyện khiến những người Tây Ban Nha có mặt phải trầm trồ khen ngợi. Mãi đến khi trời sập tối, chúa ra lệnh thắp đuốc sáng rực khắp dinh. Các dịp tiếp theo, chúa Thượng đã cho diễu binh trên bộ với khoảng 6000 binh lính và dân chúng tham gia đi rợp cả “thành phố lớn” Kim Long. Cùng lúc dưới nước chúa cho tập trận với 20 chiến thuyền lướt như bay trên mặt sông Hương.



Một ngôi nhà cổ ở Kim Long, Huế

Sau này vị trí của thủ phủ Kim Long mà Alexandre de Rhodes ghi lại được nhiều nhà nghiên cứu định vị, chẳng hạn: “có lẽ thủ phủ của chúa Nguyễn lúc ấy tọa lạc tại vùng đất từ chợ Kim Long lên đến gần làng Xuân Hòa (…) đã được sông ngòi bao bọc cả 4 bề: trước mặt là sông Hương, bên trái là sông Kim Long, bên phải và phía sau là sông Bạch Yến” (Phan Thuận An).
Một tác giả khác, nhà nghiên cứu Phan Thanh Hải, trong tài liệu về “Thủ phủ Kim Long và diện mạo của Huế trước 1687” in trong tuyển tập Cố đô Huế xưa và nay (NXB Thuận Hóa 2005) nhắc đến 4 lần chúa Nguyễn dời dựng, thay đổi vị trí thủ phủ trước khi chuyển đến Kim Long,đó là Ái Tử (1558 – 1570), Trà Bát (1570 – 1600), Dinh Cát (1600 – 1626), Phước Yên (1626 – 1636) và nhận định:

“Địa danh Kim Long mà chúng tôi nói ở đây là làng Kim Long (chứ không phải phường Kim Long) có diện tích tổng cộng chừng 130ha, nằm ở tả ngạn sông Hương, một vùng đất trù phú màu mỡ, vị trí thuận lợi, cảnh sắc trữ tình. Căn cứ vào các nguồn tư liệu, nhất là gia phả của các dòng họ lâu đời ở Kim Long, thì làng đã được thành lập cách đây trên dưới 400 năm và là kết quả của việc mở rộng và tách ra từ làng Hà Khê (nơi có chùa Thiên Mụ và long mạch nhà Nguyễn) (…) Trong địa phận của làng Kim Long, ngoài sông Hương ở phía Nam còn có sông Kim Long (tức sông lấp) ngăn cách làng Phú Xuân và Vạn Xuân, và sông Bạch Yến chảy ngang qua giữa làng. Cả hai con sông này đều là các chi lưu của sông Hương, chúng vừa tạo nên vẻ đẹp trữ tình của vùng đất này, vừa tạo nên địa thế rất “đắc lợi” của Kim Long là “tứ thủy triều quy”…

Nghĩa là bốn dòng nước tụ về dưới chân những trái núi quanh cuộc đất Kim Long phù hợp với điều cụ Tả Ao giảng giải về thế sơn thủy: sơn là chồng, thủy là vợ, khi chồng xướng xuất việc gì thì vợ sẽ phụ theo (sơn vi phu, thủy vi phụ, phu xướng phụ tùy), cùng nghĩa ấy: núi là “trống”,nước là “mái” – núi chạy đến đâu thì nước theo đến đó (sơn vi hùng, thủy vi thư – hệ sơn tắc thủy tòng). Mà sơn mạch chạy từ dãy Trường Sơn hùng vĩ tách nhánh ra đến đất Kim Long được dòng sông Hương, sông Bạch Yến theo về “hợp hôn” – sinh ra một vùng nước xanh thơ mộng – thủ phủ của Nam Hà, cũng là thủ phủ của tình yêu một thuở.

Nguồn: Motthegioi - Bài: Giao Hưởng – Ảnh: Gia Tiến, Tư liệu

Phong thủy: Ngọn đồi thiêng Hà Khê của nhà Nguyễn

Chùa Thiên Mụ trên đồi Hà Khê[Thư viện phong thủy] Đó là đồi Hà Khê nổi danh về phương diện phong thủy với thế đất “rồng cuộn hổ ngồi” (long bàn hổ cứ) từng chiếm vị trí đặc biệt tôn nghiêm trong tâm thức và ký ức của các vua chúa nhà Nguyễn…


Sau ngày dẫn quân bản bộ vượt biển vào đất Quảng Trị để gầy dựng một giang sơn riêng nằm về phía Nam của dải Hoành Sơn, chúa Nguyễn Hoàng đã mở cuộc dò tìm địa thế, đi xem xét hình thể núi sông vùng tả ngạn sông Hương và phát hiện:


“Giữa đồng bằng xã Hà Khê (cách trung tâm TP. Huế hiện nay khoảng 5-6 cây số về hướng Tây) nổi lên một gò cao (đồi Hà Khê) có hình tựa như đầu một con rồng đang ngoảnh lại, phía trước đồi có con sông lớn uốn khúc bọc quanh, phía sau có hồ nước lớn, tạo thành phong cảnh tốt tươi. Nhân đó, chúa thượng hỏi chuyện người địa phương, họ đều nói rằng gò nầy rất thiêng, tục truyền một đêm kia bỗng có một bà già mặc áo đỏ quần xanh hiện ra trên đỉnh gò nói rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến xây chùa trên gò này để kết tụ khí thiêng và giữ bền long mạch”. Nói xong liền biến mất, người trong vùng gọi bà là Thiên Mụ – tức bà già ở cõi trời xuống. Chúa (Nguyễn Hoàng) cho nơi ấy có linh khí, mới dựng chùa, gọi là chùa Thiên Mụ” (theo Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam thực lục).

Những học giả phương Tây như A. Bonhomme cũng đề cập tới việc Nguyễn Hoàng đi dò long mạch “không một hòn núi nào mà ngài không đặt chân đến – không một dòng sông nào mà ngài chẳng lưu tâm” để rồi tìm ra thế đất tốt của đồi Hà Khê và lập chùa Thiên Mụ trên ấy, dẫn đến những câu chuyện được dân gian thần bí hóa như: “khi chùa xây xong chưa bao lâu thì có một con rùa khá lớn từ dưới sông Hương bò lên đồi Hà Khê để vào khuôn viên chùa cư trú và mỗi lần khát nước rùa lại bò về hướng hồ nước sau chùa để uống, dần dà rùa đã làm đổ hàng rào (La thành cao 2,30m) phía sau chùa. Con rùa kỳ quặc trên đã bị sét đánh trong một cơn giông hãi hùng và bị hóa đá tại chỗ, đến nay vẫn nằm đó” (tạp chí BAVH-1915).

Cạnh những câu chuyện dân gian tương tự như đã nêu, thực tế lịch sử cho thấy đồi Hà Khê và ngôi Quốc tự Thiên Mụ được rạng rỡ hoặc bị điêu tàn cũng tùy theo thịnh suy của từng thời.

Chùa Thiên Mụ

Rạng rỡ nhất là thời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu với hàng chục công trình kiến trúc mới, cho đúc đại hồng chung, tức quả chuông lớn nhất thời ấy (1710) nặng đến 2.052kg, cao 2,50m, đường kính ở miệng rộng 1,34m.

Tiếng đại hồng chung này đã đi vào ca dao: Gió đưa cành trúc la đà/ Hồi chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương và vang vào hồn thơ của vua Thiệu Trị sau này để nhà vua viết bài thơ Thiên Mụ chung thanh (Tiếng chuông Thiên Mụ) với mấy câu mở đầu: “Thiên Mụ tự, Đình độc trừ tinh. Sơn xuyên Linh sàng. Long bàn hồ thủ đao củng kinh thành. Hổ khiếu cao tôn phủ lâm Hương phái”. Nghĩa là chùa Thiên Mụ là nơi kết tụ linh khí của trời đất và núi sông, nơi rồng uốn khúc nhìn lại chốn kinh thành (long bàn hồi thủ) và nơi cọp ngồi trên cao cất tiếng rống vang động cả dòng sông bên dưới (hổ khiếu cao tôn).

Rõ ràng nhà vua đã nói đến thế đất “long bàn hổ cứ” của đồi Hà Khê. Nếu không có đồi Hà Khê chắc chắn sẽ không có chùa Thiên Mụ như ta đã thấy. Chùa được trùng tu năm 1665 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, năm 1738 – 1744 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát nữa. Các tác giả biên soạn tập Thần Kinh nhị thập cảnh – thơ vua Thiệu Trị (NXB Thuận Hóa 1997) cho biết chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê là “một ngọn đồi chạy theo hướng Bắc Nam, có bề mặt gần như hình chữ nhật, kích thước 313m x 76m (…) địa thế của chùa đúng là “sơn triều thủy tụ” hết sức hữu tình.

Từ xa nhìn lại, đồi Hà Khê tựa như hình dáng một con rùa khổng lồ, cõng trên lưng ngôi chùa cổ kính đang cúi đầu xuống để uống nước sông Hương”. Một tác giả khác ghi rõ: “trong viễn tượng địa lý phong thủy xưa thì chùa Thiên Mụ tọa ở phương vị “Cấn” (Tây – Bắc) để hướng về phương vị “Tốn” (Đông – Nam) đúng với hướng của kinh thành Phú Xuân”.

Sông Hương nhìn từ đồi Hà Khê

Điêu tàn nhất là thời quân Trịnh từ phía Bắc tràn vào chiếm Phú Xuân (1774) và thời Tây Sơn tiếp đó (1786 – 1801) đã đẩy cơ nghiệp gầy dựng hơn 200 năm sụp đổ khiến chúa Nguyễn phải chạy về phía Nam, để lại đồi Hà Khê hoang vắng và cảnh chùa Thiên Mụ tàn tạ trong binh lửa. Trọng thần của nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích khi đến đó đã ngậm ngùi ghi nhận những đổ nát, nền chùa bị san bằng để làm đàn tế lễ.

Khi vua Gia Long khôi phục Phú Xuân và lên ngôi (1802) đã cho tôn tạo lại chùa Thiên Mụ (1815) và nói với quần thần đại ý rằng: “đây là nơi linh thiêng của tiên đế ta đã chọn”. Vua Minh Mạng tiếp tục công trình (1831) và các đời Thiệu Trị, Thành Thái, Khải Định đều có dựng bia ở chùa, nay vẫn còn.


Khoa phong thủy ngày nay được hỗ trợ và soi sáng thêm bởi một số ngành khoa học như địa chất học và khảo cổ học. Về địa chất học, tài liệu của Hà Xuân Dương cho biết đồi Hà Khê là một khối đá hoa cương nằm trong dãy núi đá vôi vùng Long Thọ – Lại Bằng.

Dưới chân đồi có một vực nước rất sâu với dải đá nhọn lởm chởm dưới đáy. Đó là kết quả của quá trình cấu tạo địa chất trong khu vực đồi Hà Khê. Cụ thể, dòng nước ngầm dưới đáy sông Hương chảy qua hàng thiên niên kỷ đã bào mòn lớp đá vôi để lộ ra phần đá hoa cương cứng cáp. Vì thế, khi sông Hương chảy đến đó không thể băng qua được, nên phải lượn vòng trước mặt đồi, góp nước từ xa đổ về vực sâu, tạo thành thế “thủy tụ”.

Từ đỉnh đồi nhìn xuống, chỗ “thủy tụ” như một thế giới huyền ảo vào những ngày đầu thu sương giáng và long lanh ánh nguyệt vào những đêm rằm, mà có lẽ nhạc sĩ Văn Cao từng giong thuyền đến đó nên đã viết: Một đêm đàn lạnh trên sông Huế – Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh…
Từ đỉnh đồi nhìn lên, thấy xa xa hiện rõ dãy núi “trấn sơn” Kim Phụng: “dãy núi này rất cao,ở về phía Tây Nam. Nó cùng chạy với Trường Sơn hùng vĩ, nhưng vào đến sơn phận của huyện Phong Điền thì một ngọn đồi tách khỏi dãy Trường Sơn để chạy xuyên theo hướng Đông Nam vào đến tận sơn phận của làng Cổ Bi”.

Từ đó, trên đường đi, sơn mạch của dãy núi ấy có đoạn nổi lên (thành rú Lại Bằng), có đoạn lại chìm xuống dưới các cánh đồng, rồi nổi lên lần nữa thành gò, thành đồi – cứ thế kéo dài ra trông như một con rồng đang uốn lượn lên xuống qua nhiều núi, nhiều rừng (như Phụ Ô, Bồn Trì, Bồn Phổ) cho đến “xã Hà Khê thì đột khởi thành đồi Hà Khê (…) mà người ta thường cho là “đầu rồng nhìn ngoảnh lại” tức là thế đất “long hồi cố tổ” trong khoa địa lý phong thủy” (Hà Xuân Dương – Kiến trúc chùa Thiên Mụ).

Bên trong chùa Thiên Mụ

Hậu viện chùa Thiên Mụ

Đến cuối thế kỷ 20, chùa Thiên Mụ trên đồi Hà Khê là một trong các di tích quan trọng đã góp phần cùng thành quách, cung điện, lăng tẩm tạo nên diện mạo và giá trị của Quần thể di tích Huế – một quần thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.

Đó không chỉ là danh lam thắng cảnh tuyệt vời của đất nước, mà theo nhiều nhà nghiên cứu đã ảnh hưởng sâu đậm “đến cả cuộc tồn vong của một nền văn hóa” và “đã gắn liền đời sống tâm linh của dòng họ Nguyễn từ vị chúa đầu tiên cho đến vị vua cuối cùng” (Phan Thuận An).

Hoặc như nhận định của Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm trong công trình biên soạn về Phật giáo xứ Huế: “Sở dĩ chùa Thiên Mụ càng ngày càng có ảnh hưởng lớn là vì ngọn đồi Hà Khê – nơi có sơn triều thủy tụ, có long mạch phát đế vương cho dòng họ chúa Nguyễn và triều Nguyễn kể từ 1558 (năm Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hóa) cho đến 1945 (năm vua Bảo Đại thoái vị)” – theo đó tính ra, họ Nguyễn có ngót 387 năm đăng quang, thăng trầm và tồn tại trong lịch sử vương quyền Việt Nam.

Nguồn:Tạp chí Duyên dáng Việt Nam - Bài: Giao Hưởng – Ảnh: Gia Tiến, Tư liệu

Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Nhà tài trợ

 
TOP